Cán Bộ Khuyến Nông Lào Cai Kiểm Tra Sâu Bệnh Hại Lúa.

Rầy hiện đang phổ biến là rầy cám từ tuổi 1 đến tuổi 3, đây là thời điểm phòng trừ rầy hiệu quả nhất.

Toàn tỉnh Lào Cai đã có 180ha lúa nhiễm rầy, trong đó 3,6ha nhiễm nặng với mật độ cục bộ rất cao (từ 8.000 – 10.000 con/m2), phân bố chủ yếu tại huyện Văn Bàn, Bảo Yên và rải rác tại Bảo Thắng, Bát Xát và TP Lào Cai.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lào Cai, hiện nay rầy cám lứa 2 đang nở rộ và gây hại lúa xuân năm 2024. Rầy hiện đang phổ biến là rầy cám từ tuổi 1 đến tuổi 3, đây là thời điểm phòng trừ rầy hiệu quả nhất, nếu không khẩn trương chỉ đạo phòng trừ, sau 5 – 7 ngày nữa rầy phát triển lên tuổi lớn, sức gây hại lớn, sức đề kháng cao sẽ khó phòng trừ, gây nguy cơ cháy rầy trên diện rộng, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất lúa xuân.

Cán Bộ Khuyến Nông Lào Cai Kiểm Tra Sâu Bệnh Hại Lúa.

Cán bộ Khuyến nông Lào Cai kiểm tra sâu bệnh hại lúa.

Để chủ động phòng trừ, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của rầy đến sinh trưởng và năng suất lúa xuân, Sở NN-PTNT Lào Cai vừa có văn bản khẩn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Khẩn trương chỉ đạo cán bộ phụ trách địa bàn kiểm tra đồng ruộng, khoanh vùng, thống kê diện tích lúa nhiễm rầy, hướng dẫn nông dân tập trung phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

+ Đối với các diện tích nhiễm rầy (mật độ từ 3 con/dảnh) cần giữ đủ nước ruộng và sử dụng một trong các loại thuốc đặc trị rầy để phun trừ, như: Oshin 20WP (hoạt chất Dinotefuran); Chess 50WG, Hichespro 500 WP, Cheestar 50WG (hoạt chất  Pymetrozine); Penalty 40WP (hoạt chất Acetamiprid + Buprofezin)… Đối với những diện tích nhiễm rầy nặng cần phun kép 2 lần cách nhau 3 – 5 ngày.

+ Đối với những diện tích lúa bị vàng lá, suy yếu do rầy chích hút, sau khi phun thuốc trừ rầy cần kết hợp các biện pháp chăm sóc, bón bổ sung dinh dưỡng kết hợp phun phân bón qua lá, tạo điều kiện cho cây lúa phục hồi phát triển và tăng cường khả năng chống chịu.

+ Ngoài ra, cần chủ động kiểm tra và chỉ đạo phòng trừ các đối tượng sâu bệnh khác gây hại như bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn…

 Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến nông dân bằng mọi hình thức, như: Đài truyền hình, loa truyền thanh, thông tin qua các nền tảng mạng xã hội như các Fanpage, nhóm, hội zalo…, khuyến cáo nông dân kiểm tra đồng ruộng và phun thuốc trừ rầy kịp thời.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra các hộ kinh doanh buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn.

Khuyến cáo nhân dân mua đúng thuốc đặc trị rầy và không mua nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh và các loại phân bón lá, thuốc kích thích sinh trưởng cho 1 lần phun.

Bài Viết Liên Quan