Cách đây ngót nghét gần 100 năm trước có hai anh em người Hoa tên là Châu Phạch và Châu Sầm đem nghề làm tàu hủ ky đến đất Mỹ Hòa ở huyện Bình Minh, Vĩnh Long mà lập nghiệp (dải đất nằm kẹp giữa sông Hậu và nhánh Cái Vồn, nay gần chân cầu Cần Thơ). Bà con trong vùng thấy hay đến xin truyền nghề, dần dà số người làm tàu hủ ky đông lên thành hẳn một làng nghề xôm tụ.
Cách đây ngót nghét gần 100 năm trước có hai anh em người Hoa tên là Châu Phạch và Châu Sầm đem nghề làm tàu hủ ky đến đất Mỹ Hòa ở huyện Bình Minh, Vĩnh Long mà lập nghiệp (dải đất nằm kẹp giữa sông Hậu và nhánh Cái Vồn, nay gần chân cầu Cần Thơ). Bà con trong vùng thấy hay đến xin truyền nghề, dần dà số người làm tàu hủ ky đông lên thành hẳn một làng nghề xôm tụ.
>> Hủ tiếu bà Năm Sa Đéc
>> Duy trì làng miến Bắc ở Biên Hòa
|
1. Người dân kể từ đó cũng trở nên quen dần với mùi khói đặc trưng của những miếng tàu hủ ky vàng ruộm, cùng hình ảnh giàn sợi tàu hủ ky chờ được nắng dọc bờ sông.
Ông Đinh Công Hoàng, hiện là chủ nhiệm Hợp tác xã tàu hủ ky Mỹ Hòa, cho biết cả làng hiện nay có khoảng 32 hộ gia đình cả người Việt lẫn người Hoa đang theo nghề truyền thống này. Ở đây mỗi ngày sản xuất chừng 3 tấn tàu hủ ky gồm nhiều loại như tàu hủ miếng lớn, tàu hủ ky cọng khô, cọng non, tàu hủ ky ướp muối…
Khi nhắc đến tàu hủ ky trước đây người ta mặc định đó là đồ chay, nhưng bây giờ thì nó không còn là nguyên liệu độc quyền dành riêng cho những người ăn chay nữa. Không chỉ là một món ăn giàu dinh dưỡng, tàu hủ ky đã chiếm được cảm tình của nhiều thực khách do tính đa dạng trong chế biến. Cũng vì thế làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa phát triển ngày một mạnh, không chỉ vượt qua bên kia sông Hậu mà còn bán được cho khắp các tỉnh miền Tây và lên cả Sài Gòn, Biên Hòa… Làng nghề ngót nghét trăm tuổi ở Mỹ Hòa giờ đây chuẩn bị đón thế hệ thứ ba làm nghề khi những người đồng lứa với ông Hoàng đã dần lớn tuổi.
|
2. Tuy phổ biến là vậy nhưng có lẽ ít ai biết đây lại là một món ăn xuất xứ từ con nhà nghèo. Người ta kể rằng hồi xưa, có một gia đình nghèo khổ làm nghề bán sữa đậu ngoài chợ. Ngày nọ, vợ chồng họ cãi nhau to đến mức quên nồi sữa đang đun trên bếp bị đóng thành váng. Người vợ tiếc của không nỡ bỏ đi nên vớt lấy váng đậu treo lên sào phơi cho ráo rồi quên bẵng đi mất. Khi nhà chẳng còn gì ăn vợ chồng lại lục đục, chị vợ nhìn thấy váng đậu khô bữa nọ còn vắt trên vách bếp bèn lấy ra chế biến với hy vọng sẽ thành món ăn qua cơn đói. Nhưng thật không ngờ là miếng váng đậu đó đã trở thành một món ăn ngon hơn cả tưởng tượng.
3. Đó là sự tích, còn để làm tàu hủ ky chuyên nghiệp, người ta bỏ đậu vào ngâm chừng 2 tiếng để đậu nở và mềm rồi xay thành bột, sau đó đưa vào máy ly tâm (thợ gọi nôm na là máy chặt) vắt lấy nước. Nước đậu nguyên chất được bỏ lên chảo đun để lấy váng. Thông thường người ta xếp 18 chảo thành hai hàng gọi là một dàn, tùy theo quy mô từng gia đình mà số dàn này nhiều hay ít.
|
Để lên váng đậu, nước trong chảo chỉ được duy trì ở khoảng 70 độ C. Nếu muốn lá tàu hủ ky dày thì để váng nổi lâu hơn, còn lá mỏng chỉ cần nổi váng chừng 5 phút. Cứ khoảng 10 phút sau khi vớt chảo lại nổi váng một lần và được thợ dùng dao rạch váng rồi treo lên sào trúc ngay phía trên chảo cho ráo. Thợ làm tàu hủ ky phải luôn tay cho đến khi cạn nước, lấy mãi tới lớp cuối cùng thì gọi là vớt bẹ. Để ra được 1kg tàu hủ ky với giá 95 ngàn đồng bán ra thị trường phải dùng khoảng 2,4 kg đậu nành tươi.
Làm tàu hủ ky ở Mỹ Hòa chỉ sợ đến mùa gió chướng tháng 7, lúc đó nước đục và đậu xấu nên tàu hủ thường lên váng chậm và màu không đẹp. Chỉ từ khoảng giữa tháng 10 đến tháng 4 hàng năm là thời gian thuận lợi để làm được tàu hũ ky ngon.
Thường Xuân (thực hiện)