Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng Tươm Tất, Đủ Đầy Khiến Dân Mạng Xuýt Xoa- Ảnh 1.

‘Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng giêng’… nên nhiều người luôn cố gắng chuẩn bị mâm cúng tươm tất, đủ đầy đặt lên bàn thờ trong ngày này.

Chị Loan Trần (ở Hòa Bình) cho biết, rằm tháng giêng (Tết Nguyên tiêu hay Tết Thượng Nguyên) là một trong 4 ngày rằm lớn trong năm với nhiều người Việt. Vào ngày này, người dân thường cúng bái tổ tiên, trời đất, lên chùa đi lễ cầu bình an.

Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng Tươm Tất, Đủ Đầy Khiến Dân Mạng Xuýt Xoa- Ảnh 1.

Chị Loan luôn cố gắng cúng bái chu đáo vào ngày rằm và mùng 1 với suy nghĩ tâm thành lễ mọn

LOAN TRẦN

Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng Tươm Tất, Đủ Đầy Khiến Dân Mạng Xuýt Xoa- Ảnh 2.

Mâm cúng đủ màu sắc chị Loan đặt lên bàn thờ trong ngày rằm tháng giêng

LOAN TRẦN

Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng Tươm Tất, Đủ Đầy Khiến Dân Mạng Xuýt Xoa- Ảnh 3.

Chị Đỗ Thùy Linh (ở Hà Nội) cũng làm mâm cúng chay đặt lên bàn thờ gia tiên vào ngày rằm tháng giêng. Chị nói rằng để đúng với tinh thần nhà Phật, hạn chế sát sinh đầu năm mới hơn nữa vì tết mọi người đã ăn quá nhiều thịt, cá nên một bữa cỗ chay có lẽ rất phù hợp

THÙY LINH

Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng Tươm Tất, Đủ Đầy Khiến Dân Mạng Xuýt Xoa- Ảnh 4.

Mâm cúng chay chị Thuỳ Linh đặt lên bàn thờ ngày rằm tháng giêng gồm có: gỏi cuốn ngũ sắc, nem nấm chiên, xôi hoa đậu biếc, súp lơ xào nấm ngô ngọt, canh nấm ngô ngọt… Chị làm các món chay từ rau củ, không giả mặn

THUỲ LINH

Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng Tươm Tất, Đủ Đầy Khiến Dân Mạng Xuýt Xoa- Ảnh 5.

Chị Vũ Thu Hương (ở Hà Nội) nói rằng, rằm tháng giêng còn là Tết Thượng Nguyên. Đây là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

THU HƯƠNG

Mâm Cúng Rằm Tháng Giêng Tươm Tất, Đủ Đầy Khiến Dân Mạng Xuýt Xoa- Ảnh 6.

Mâm cúng rằm tháng giêng của chị Hương được nhiều người chia sẻ, xem đây là gợi ý về các món ăn đặt lên bàn thờ trong ngày này

THU HƯƠNG

Bài Viết Liên Quan