Mực Phát Sáng Tràn Vào Bãi Biển Nhật, Người Việt Đua Nhau Vớt Về Ăn: 20 Phút Quơ Tay, Đầy Ắp Thùng 3Kg - Ảnh 1.

Hàng nghìn con mực nhấp nháy như ánh đèn tràn vào bờ biển trong đêm tạo ra một cảnh tượng choáng ngợp. Người Việt sống ở gần biển Toyama nô nức đi vớt mực về làm món ăn.

Săn lộc trời mùa xuân ở Nhật: Hàng nghìn “ngôi sao” lấp lánh trên bờ biển

Nhiều người trẻ Việt Nam sang Nhật làm việc, học tập nói đùa rằng bạn có thể tốn rất ít tiền ăn nếu khéo léo tận dụng hệ sinh thái phong phú tại đất nước này. Từ “cỏ dại”, măng rừng, tôm cua cá đầy các sông suối cho đến ghe, cá, mực ngoài biển, tất cả có thể trở thành “bữa ăn cứu đói”.

Nhiều người Việt cũng khoe thành quả đi săn tìm “lộc trời” Nhật Bản ở những nơi họ sống, không giấu nổi niềm hạnh phúc khi được thiên nhiên ưu đãi.

Mực Phát Sáng Tràn Vào Bãi Biển Nhật, Người Việt Đua Nhau Vớt Về Ăn: 20 Phút Quơ Tay, Đầy Ắp Thùng 3Kg - Ảnh 1.

Mực Phát Sáng Tràn Vào Bãi Biển Nhật, Người Việt Đua Nhau Vớt Về Ăn: 20 Phút Quơ Tay, Đầy Ắp Thùng 3Kg - Ảnh 2.

Hàng nghìn con mực nhấp nháy – đặc sản vùng biển Toyama nổi tiếng Nhật Bản – bị sóng đánh dạt vào bờ

Mùa xuân – hạ (từ khoảng tháng 3 đến tháng 6 là mùa của mực đom đóm, một giống mực ống tí hon nổi tiếng ở biển Toyama. Mực đom đóm có chiều dài từ 4 – 6cm, có thể phát sáng trong đêm do một cơ quan sản sinh ra phốt-pho, tập trung ở phần đầu xúc tu và vùng xung quanh mắt.

Vùng biển này dồi dào mực đom đóm đến mức, tới mùa, cả bãi biển rực lên ánh sáng xanh huyền ảo, như thể bầu trời đầy sao đã sa xuống mặt biển vậy.

Mực Phát Sáng Tràn Vào Bãi Biển Nhật, Người Việt Đua Nhau Vớt Về Ăn: 20 Phút Quơ Tay, Đầy Ắp Thùng 3Kg- Ảnh 3.

Mùa mực đom đóm, cảnh tượng “sao sa xuống biển” khiến du khách thích thú

Cặp đôi Ban và Umi (người Việt Nam đang làm việc tại Nhật) sống ngay gần biển Toyama, và không bỏ qua cơ hội được “đi săn” mực đom đóm. Những ngư dân chuyên nghiệp sẽ dùng lưới chuyên dụng, thuyền lớn ra khơi để bắt mẻ lớn; còn Ban và Umi cùng nhóm bạn thân thiết không cần cầu kỳ đến vậy. Họ chỉ cần vợt bắt cá loại nhỏ, xô chậu để đựng mực.

Mực Phát Sáng Tràn Vào Bãi Biển Nhật, Người Việt Đua Nhau Vớt Về Ăn: 20 Phút Quơ Tay, Đầy Ắp Thùng 3Kg - Ảnh 4.

Mực Phát Sáng Tràn Vào Bãi Biển Nhật, Người Việt Đua Nhau Vớt Về Ăn: 20 Phút Quơ Tay, Đầy Ắp Thùng 3Kg - Ảnh 5.

Mực đom đóm nhiều đến mức chỉ cần đem vợt, rổ ra hớt ngay ở ở biển là được hàng cân 

Thời gian săn mực đom đóm với những người không chuyên là khoảng 1 – 3 giờ đêm – thời điểm sóng đẩy từng đám mực vào sát bờ biển, lẫn với sỏi đá gần bờ. Trong vài ngày cuối tuần, Ban và Umi tới bờ biển Nyuzen, thuộc vùng Toyama để vớt mực.

Đám mực đom đóm rất dễ bị phát hiện hành tung, do màu sắc lấp lánh của chúng. Mực nhiều đến mức chỉ cần thò tay xuống, lấy rổ hớt là đã bắt được. Ban bảo, chỉ trong 20 phút đứng ở bờ biển, anh đã vớt được khoảng hơn 3kg mực đom đóm.

Mực Phát Sáng Tràn Vào Bãi Biển Nhật, Người Việt Đua Nhau Vớt Về Ăn: 20 Phút Quơ Tay, Đầy Ắp Thùng 3Kg - Ảnh 6.

Mực Phát Sáng Tràn Vào Bãi Biển Nhật, Người Việt Đua Nhau Vớt Về Ăn: 20 Phút Quơ Tay, Đầy Ắp Thùng 3Kg - Ảnh 7.

Cảnh tượng kỳ thú chỉ có vào mùa xuân – hạ ở vùng biển Toyama

Có hôm cao hứng, họ còn mang cả mì gói và bếp ga du lịch theo. Vừa vớt mực lên, họ đun nước nấu mì ăn ngay tại chỗ, tận hưởng niềm vui “cảm tưởng trên đời không còn món gì ngon hơn, tươi hơn được, mực mua ở siêu thị cũng không tươi bằng”.

Cũng có những hôm ăn luộc mãi cũng chán, họ xâu thành xiên, phơi nắng để làm mực khô. Mực đom đóm nhỏ nhưng dày mình, nhiều trứng nên phơi lâu, dù vậy thành quả rất ngon.

Mực Phát Sáng Tràn Vào Bãi Biển Nhật, Người Việt Đua Nhau Vớt Về Ăn: 20 Phút Quơ Tay, Đầy Ắp Thùng 3Kg - Ảnh 8.

Mực Phát Sáng Tràn Vào Bãi Biển Nhật, Người Việt Đua Nhau Vớt Về Ăn: 20 Phút Quơ Tay, Đầy Ắp Thùng 3Kg - Ảnh 9.

Ban và Umi tha hồ chế biến các món ăn từ mực đom đóm tươi rói

Ban và Umi cùng một số người Việt trẻ khác đang sống gần vùng biển Toyama không phải là những người duy nhất đi bắt mực đom đóm khi vào mùa. Lần nào ra biển, họ cũng gặp rất nhiều người Nhật bản địa ra bãi vớt. Có nhà còn cho cả trẻ em theo cùng.

Họ đều coi mực đom đóm là lộc trời, mỗi năm chỉ xuất hiện một mùa, nên hào hứng vớt đem về ăn. Địa phương cho phép khai thác mực đom đóm dạt gần bờ, tuy nhiên cũng khuyến cáo mọi người chỉ nên vớt vừa đủ nhu cầu của bản thân và gia đình.

Mực Phát Sáng Tràn Vào Bãi Biển Nhật, Người Việt Đua Nhau Vớt Về Ăn: 20 Phút Quơ Tay, Đầy Ắp Thùng 3Kg - Ảnh 10.

Mực Phát Sáng Tràn Vào Bãi Biển Nhật, Người Việt Đua Nhau Vớt Về Ăn: 20 Phút Quơ Tay, Đầy Ắp Thùng 3Kg - Ảnh 11.

Dân địa phương cũng nô nức đi vớt “lộc trời”

Việc “săn lùng” sản vật địa phương gây tranh cãi, người Việt ở Nhật nói gì?

Với mực đom đóm được khai thác bởi ngư dân chuyên nghiệp, sau khi đánh bắt sẽ được phân phối tại các nhà hàng, siêu thị để phục vụ thực khách. Theo các đầu bếp địa phương, có nhiều cách để chế biến loại mực này như chiên, nướng, luộc và ăn sống. Dù chế biến như thế nào, mực đom đóm vẫn giữ được vị ngọt đặc trưng, dẻo, giòn.

Mực Phát Sáng Tràn Vào Bãi Biển Nhật, Người Việt Đua Nhau Vớt Về Ăn: 20 Phút Quơ Tay, Đầy Ắp Thùng 3Kg- Ảnh 12.

Mực đom đóm cũng được bán trong siêu thị, làm thành nhiều món ngon

Bun và Umi tiết lộ, tận dụng lợi thế của việc sống gần biển, cặp đôi cuối tuần nào được nghỉ làm cũng ra biển chơi. Không chỉ tranh thủ mùa mực đom đóm, họ còn lấy rong tươi ở biển về nấu canh, làm salad ăn.

Việc những người Việt sống ở Nhật khoe kiếm được thức ăn “hoang dã” từ tự nhiên cũng tạo thành những cuộc tranh luận trên mạng xã hội. Có người thấy thích thú với sự trù phú của thiên nhiên Nhật; cũng có người e ngại các vấn đề an toàn thực phẩm, hoặc chỉ trích, cho rằng nhóm người này đang phá vỡ môi sinh cân bằng ở địa phương.

Mực Phát Sáng Tràn Vào Bãi Biển Nhật, Người Việt Đua Nhau Vớt Về Ăn: 20 Phút Quơ Tay, Đầy Ắp Thùng 3Kg - Ảnh 13.

Mực Phát Sáng Tràn Vào Bãi Biển Nhật, Người Việt Đua Nhau Vớt Về Ăn: 20 Phút Quơ Tay, Đầy Ắp Thùng 3Kg - Ảnh 14.

Cặp đôi đi biển chơi mỗi tuần, thi thoảng cũng tìm thấy rong biển tươi

Thực ra, những thủy hải sản hay cây dại ven đường dùng làm thức ăn ở Nhật chỉ xuất hiện theo mùa. Từng địa phương cũng có quy định cụ thể về việc khai thác để giữ được sự cân bằng, không có chuyện ai đó tha hồ vơ vét làm thức ăn.

Việc người trẻ sống tại xứ sở hoa anh đào khoe những hình ảnh đi “săn bắt hái lượm” là cách họ san sẻ niềm vui đến mùa được ra thu hoạch món ngon nào đó, trên tinh thần tuân thủ luật pháp tại địa phương mà thôi.

Bài Viết Liên Quan