Sản lượng gà tại Hoa Kỳ dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng ổn định trong thập kỷ qua. Ngành công nghiệp gia cầm nước Mỹ được hưởng lợi từ xuất khẩu mạnh mẽ, đặc biệt là bán các loại thịt sẫm màu sang khu vực Nam Mỹ.
Gregory Martin, một nhà giáo về lĩnh vực gia cầm của Đại học bang Pennsylvania, cho biết nhu cầu gia cầm vẫn ở mức cao ở Hoa Kỳ. Martin cho biết thịt gà đã trở thành loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất tại Hoa Kỳ, một phần vì loại thịt này rẻ hơn thịt lợn hoặc thịt bò.
Bánh mì kẹp thịt gà đang có mặt tại các nhà hàng thức ăn nhanh. Dù còn đôi chút băn khoăn liệu xu hướng đó có duy trì trong dài hạn hay không, nhưng ông vẫn hy vọng vì sự bùng nổ đã diễn ra vài năm rồi.
“Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một cửa hàng Chick-fil-A (chuỗi thức ăn nhanh Mỹ phục vụ đặc sản sandwich thịt gà, có trụ sở chính ở ngoại ô Atlanta của College Park) trống rỗng tại bất kỳ thời điểm nào từ khi chuỗi nhà hàng này mở cửa”, ông nói.
Và cánh gà, từng là món không được ưa thích và thường bị một số nhà chế biến bỏ đi, nay đã biến thành món ăn được yêu thích trong các bữa tiệc.
“Chúng tôi ước gì mỗi con gà có sáu cái cánh”, Martin đùa.
Thị trường trứng dự kiến sẽ phát triển vào năm 2022.
Trứng đã trở thành nguồn cung cấp protein trong một số chế độ ăn nhất định, và dịch cúm gia cầm bùng phát ở châu Á và châu Âu đang thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu đối với trứng có vỏ và trứng khô.
“Chúng tôi đang sử dụng phương tiện để chuyên chở những quả trứng có kích thước nhỏ hơn, những quả vừa và nhỏ, cũng như những quả trứng quá khổ, cực lớn và lớn.
Mức tiêu thụ của thịt gà tây đã ổn định trong một thời gian và có thể sẽ vẫn như vậy.
Tiêu thụ thịt gà tây giảm trong thời kỳ đầu của đại dịch Covid-19 khi nhu cầu dịch vụ ăn uống giảm.
Nhưng lĩnh vực này thường hoạt động theo chu kỳ ba năm, với giá giảm khi hàng tồn kho tích tụ được chuyển ra khỏi kho.
Martin nghi ngờ một số khách hàng hoảng sợ mua gà tây vào Lễ Tạ ơn vì lo ngại về tình trạng khan hiếm có lẽ đã bị thổi phồng quá mức trên các phương tiện truyền thông.
“Chúng tôi đã chứng kiến tình trạng thiếu hụt tại chỗ, nhưng tôi nghĩ đó là vấn đề giao thông vận tải hơn là vấn đề cung cấp”, ông phân tích.
Cùng với gia cầm, sản lượng thịt lợn hơi có thể tăng trong năm nay. Thị trường châu Á bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi tiếp tục tăng mạnh nhu cầu về thịt lợn.
“Tuy nhiên, có một giới hạn đối với việc sản lượng lợn có thể phát triển nhanh như thế nào. Các nhà sản xuất thịt lợn cần một khoảng thời gian nhất định để mở rộng quy mô tại các trang trại nuôi lợn và việc đóng cửa tạm thời tại các nhà máy sản xuất thịt lợn lớn vào năm 2020 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng”, Martin nói.
Nông dân chăn nuôi bò sữa cũng đang được hưởng những tín hiệu tích cực, nhưng triển vọng không được tốt đẹp bằng với những dự báo thị trường trong lĩnh vực chăn nuôi lợn.
Tin tốt là giá sữa đang có xu hướng tăng.
Và ngay cả khi xem xét sự gián đoạn khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng nổ, giá sữa kể từ năm 2014 đã ít biến động hơn so với những năm trước đó.
“Giá sữa tương đối ổn định. Thách thức là mức giá này đã được giữ ở mức thấp”, Robert Goodling, giảng viên trong lĩnh vực sữa của Đại học bang Pennsylvania cho biết.
Một số biến động tăng giá sữa gần đây đang bị ảnh hưởng bởi chi phí thức ăn chăn nuôi tăng. Giá thức ăn chăn nuôi đã tăng nhanh hơn ở Pennsylvania so với toàn bộ Hoa Kỳ.
“Đồng thời, sự thiếu hụt tài xế xe tải hiện nay có thể làm chậm trễ việc giao thức ăn, vì vậy người chăn nuôi có thể muốn giữ lại nguồn thức ăn dự trữ”, Goodling nói.
Đối với người tiêu dùng, vấn đề về sữa dễ thấy nhất là đôi khi thiếu một số sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như pho mát kem.
Goodling cho biết nguyên nhân là do khả năng chế biến sữa bởi vì nguồn sữa cung ứng của các trang trại rất dồi dào.
Trên thực tế, sản lượng sữa đã tăng nhanh hơn mức tiêu thụ trong nhiều năm qua.
Trong khi các phân tích của Goodling dự đoán giá ổn định cho Pennsylvania vào năm 2022, ông cho biết thị trường có thể điều chỉnh nếu tình trạng dư cung trở thành vấn đề.
Trong lĩnh vực thịt bò, số lượng gia súc đang giảm và giá thịt bò trên thị trường đang tăng lên.
Đàn bò thu hẹp một phần là kết quả của các động lực thị trường theo chu kỳ, nhưng xu hướng này đã được đẩy nhanh do tình trạng hạn hán ở khu vực phía Tây Hoa Kỳ. Nếu thời tiết khô hạn vẫn tiếp diễn, việc thanh lý đàn bò có thể tăng nhanh trong những tháng tới.
Derrell Peel, một nhà kinh tế nông nghiệp của Đại học Bang Oklahoma, cho biết: “Tiêu thụ thịt bò sẽ giảm một chút và phần lớn chỉ là do chúng tôi sẽ không sản xuất nhiều thịt bò vào năm 2022″.
Trong khi đó, các điểm tắc nghẽn liên quan đến đại dịch đã được giải quyết, và nhu cầu từ cả khách hàng trong nước và xuất khẩu đang tăng cao.
“Tôi nghĩ đang ở thời điểm mà tình hình hiện tại rất lý tưởng cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực của ngành công nghiệp thịt bò”, Peel kết luận.