Cần Thực Hiện Nghiêm Biện Pháp Phòng Bệnh Héo Vàng Lá Chuối Như Khử Trùng Người Khi Ra Vào Trang Trại Chuối; Hạn Chế Các Hoạt Động Thăm Vườn Chuối... Ảnh: Tl.
Đối với vùng đã nhiễm bệnh héo rũ Panama, cách duy nhất để trồng chuối liên tục là dùng giống kháng bệnh.

Cần Thực Hiện Nghiêm Biện Pháp Phòng Bệnh Héo Vàng Lá Chuối Như Khử Trùng Người Khi Ra Vào Trang Trại Chuối; Hạn Chế Các Hoạt Động Thăm Vườn Chuối... Ảnh: Tl.

Cần thực hiện nghiêm biện pháp phòng bệnh héo vàng lá chuối như khử trùng người khi ra vào trang trại chuối; hạn chế các hoạt động thăm vườn chuối… Ảnh: TL.

Theo Viện Nghiên cứu Rau quả, dựa theo quan hệ giữa nấm bệnh và ký chủ, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy Foc được phân thành các chủng (race) gồm: Chủng 1 và chủng 2 hại trên giống chuối Gros Michel (AA), Silk (AAB), Lady Finger (AAB), chuối tây (ABB), và Bluggoe (ABB); chủng 3 gây hại ở các loài thuộc chi Helicolia và chủng 4 hại trên giống chuối tiêu (AAA) và tất cả các giống mẫn cảm với chủng 1 và chủng 2.

Bệnh héo vàng do nấm Foc xuất hiện đầu tiên ở Mỹ Latinh trong những năm 1950. Hiện nay, bệnh đã lan rộng ở nhiều nơi sản xuất chuối lớn (Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Đài Loan). Tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) gần Việt Nam cũng đã xuất hiện bệnh này trong vài năm gần đây.

Hàng loạt thuốc trừ bệnh trên thế giới đã được đánh giá nhằm phòng trị bệnh héo vàng chuối ở cấp độ phòng thí nghiệm và nhà lưới, qua đó đã xác định được một số chất có hiệu quả ức chế sinh trưởng Foc. Tuy nhiên, chưa thấy loại thuốc trừ nấm nào có hiệu quả thực sự trên đồng ruộng.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy biện pháp xử lý nhiệt đối với đất trồng chuối đạt hiệu quả khá tốt. Sử dụng cây giống nuôi cấy mô sạch bệnh là giải pháp hiệu quả để tránh pháp tán bệnh thông qua cây giống từ cây mẹ trong vùng bệnh…

Mặc dù vậy, giải pháp để ngăn ngừa bệnh héo vàng hiệu quả nhất vẫn là sử dụng cây giống sạch bệnh trồng ở vùng đất chưa nhiễm bệnh.

Đối với vùng đã nhiễm Foc, cách duy nhất để trồng chuối liên tục là dùng giống kháng bệnh. Bên cạnh tạo giống chuối kháng bệnh, biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp cũng được chú ý với bệnh héo vàng…

Trước sự nguy hiểm và nguy cơ của bệnh héo vàng gây hại chuối tại nước ta, ông Lê Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng: Thời gian tới, việc nghiên cứu các giống chuối tại nước ta bên cạnh nghiên cứu các giống chuối có năng suất, chất lượng cao có khả năng chống đổ tốt, cần đặc biệt tập trung cho nghiên cứu các giống chuối có khả năng kháng được bệnh phổ biến nguy hiểm trên chuối ở phía Bắc hiện nay là bệnh héo vàng.

Đây cũng là quan điểm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học về hướng nghiên cứu trong việc phòng chống đối với bệnh héo vàng hại chuối, bởi đây là bệnh khó có khả năng phòng trừ bằng phương pháp hóa học, cần phải đi theo hướng giải pháp sinh học, nhất là giống chuối có khả năng kháng được bệnh.

Bài Viết Liên Quan