Vải Thiều Bắc Giang Niên Vụ Này Có Giá Bán Cao Kỷ Lục So Với Mọi Năm.
Qua kết quả tại Trung tâm kiểm nghiệm Eurofins, 821 chỉ số về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của vải thiều Bắc Giang đều đạt yêu cầu.

Vải Thiều Bắc Giang Niên Vụ Này Có Giá Bán Cao Kỷ Lục So Với Mọi Năm.

Vải thiều Bắc Giang niên vụ này có giá bán cao kỷ lục so với mọi năm.

Chi cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật Bắc Giang cho biết, các mẫu vải thiều (chủ yếu tại vựa vải chín sớm huyện Tân Yên) được gửi đến Công ty TNHH Eurofins Sắc Ký Hải Đăng đều đạt toàn bộ 821 chỉ số về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). 

Mạng lưới Eurofins có hơn 900 cơ sở tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, cơ sở này là phòng kiểm nghiệm độc lập, với các chứng nhận, chỉ định từ các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Y Tế, Bộ NN-PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Sản phẩm trước khi xuất khẩu, chủ yếu sang thị trường châu Âu, đều cần kiểm nghiệm tại Eurofins.

Ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, với việc bảo đảm 821 chỉ số về dư lượng thuốc BVTV, vải thiều Bắc Giang đủ điều kiện xuất khẩu, cung ứng cho tất cả các thị trường trên thế giới.

Hiện Chi cục Trồng trọt – BVTV Bắc Giang tiếp tục lấy thêm khoảng 50 mẫu vải thiều tại vựa vải chính vụ Lục Ngạn để phân tích. Kết quả dự kiến sẽ có trong ít ngày tới.

Theo Sở Công thương Bắc Giang, vải thiều của tỉnh chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc, với hơn 95% thị phần. Số còn lại được xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, EU và Campuchia.

Tỉnh Bắc Giang Huy Động Nhiều Lực Lượng Vào Cuộc, Hỗ Trợ Người Dân Thu Hoạch, Vận Chuyển Vải Thiều Vào Lúc Thu Hoạch Rộ.

Tỉnh Bắc Giang huy động nhiều lực lượng vào cuộc, hỗ trợ người dân thu hoạch, vận chuyển vải thiều vào lúc thu hoạch rộ.

Với thị trường truyền thống Trung Quốc, mỗi ngày có khoảng 80 xe chở vải thiều tươi được thông quan theo “luồng xanh” qua cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn. Vải thiều khô và nông sản qua chế biến được xuất qua cửa khẩu Kim Thành, tỉnh Lào Cai.

Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương chia sẻ, sau khi kiểm dịch, vải thiều được tập kết vào một bãi riêng và có đường riêng để tạo điều kiện xuất khẩu nhanh nhất sang Trung Quốc. Dù hạn chế giao thương để duy trì chính sách “Zero Covid”, phía Trung Quốc cam kết không để xe vải thiều nào từ Việt Nam phải chờ quá 3 ngày tại cửa khẩu.

Song song với công tác xúc tiến tiêu thụ vải thiều, Bắc Giang cũng nỗ lực mở rộng các mã số vùng trồng. Vừa qua, Cục BVTV đã cấp thêm 10 mã vùng trồng cho tỉnh.

Trong đó, 5 mã trồng vải thiều xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với tổng diện tích 61,38 ha tại các xã: Giáo Liêm, Đại Sơn (huyện Sơn Động); Hợp Đức, Liên Sơn và thị trấn Cao Thượng (huyện Tân Yên).

Một mã vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Mỹ, với diện tích 12,06 ha tại xã Phượng Sơn (huyện Lục Ngạn); 4 mã xuất khẩu đi Nhật Bản, với tổng diện tích 47,54 ha tại các xã: Phúc Hòa (Tân Yên), Bình Sơn (Lục Nam) và Quý Sơn (Lục Ngạn).

Tính tổng cộng, Bắc Giang có 149 mã vùng trồng với tổng diện tích hơn 15.000 ha xuất khẩu sang Trung Quốc; thị trường Nhật Bản có 34 mã (hơn 274 ha); thị trường Mỹ, EU có 19 mã (hơn 230 ha) và 2 mã xuất khẩu sang Thái Lan (20 ha).

Bài Viết Liên Quan