Nhiều Vùng Sản Xuất Nông Nghiệp Của Nước Ta Hiện Nay Vẫn Còn Duy Trì Phương Thức Sản Xuất Truyền Thống Rất Thuận Lợi Để Sản Xuất Nông Nghiệp Hữu Cơ. Ảnh: Nnvn.
Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống.

Mới đây, tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương (Thái Nguyên), Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tổ chức hội thảo “Phát triển và nhân rộng nông nghiệp hữu cơ – hướng đi cho nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu”. Tham gia hội thảo có nhiều nhà khoa học đến từ các bộ, ngành, học viện trong nước và quốc tế cùng đại diện một số cơ quan quản lý nhà nước địa phương, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Sơn La.

Nhiều Vùng Sản Xuất Nông Nghiệp Của Nước Ta Hiện Nay Vẫn Còn Duy Trì Phương Thức Sản Xuất Truyền Thống Rất Thuận Lợi Để Sản Xuất Nông Nghiệp Hữu Cơ. Ảnh: Nnvn.

Nhiều vùng sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay vẫn còn duy trì phương thức sản xuất truyền thống rất thuận lợi để sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: NNVN.

Tại hội thảo, các nhà khoa học đều nhấn mạnh, biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong Thế kỷ 21, tác động nghiêm trọng tới mọi mặt đời sống của người dân trên toàn cầu. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Theo đó, nhân rộng các mô hình nông nghiệp hữu cơ (NNHC) được coi là một trong những giải pháp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

TS Phạm Hải Vũ (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn) chia sẻ, Liên đoàn NNHC quốc tế (IFOAM) được thành lập năm 1972 tại Versailles (Pháp) với mục đích truyền thông, trao đổi những thông tin liên quan đến nguyên tắc và thực hành NNHC. Đến nay, có 188 quốc gia thực hiện được 96.000.000ha sản xuất NNHC, chiếm 2,2% tổng diện tích canh tác toàn cầu. Các nước như Hoa Kỳ, Úc và Liên minh châu Âu (EU) có tốc độ phát triển NNHC rất nhanh.

“Việt Nam chủ yếu mới đưa các chất hoá học vào sản xuất nông nghiệp khoảng 50 năm nên hiện còn khá nhiều địa phương vẫn canh tác nông nghiệp truyền thống. Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều vùng sinh thái khác biệt, có quần thể sinh học phong phú, đa dạng… Đây là những điều kiện rất thuật lợi cho phát triển sản xuất NNHC, nhưng để xuất khẩu được các sản phẩm này, cần phải đạt các chứng nhận hữu cơ quốc tế”, TS Phạm Hải Vũ chỉ rõ.

Hội Thảo Thu Hút Nhiều Chuyên Gia, Nhà Khoa Học, Doanh Nghiệp Cùng Thảo Luận Về Những Khó Khăn, Thuận Lợi Trong Phát Triển Nông Nghiệp Hữu Cơ Tại Nước Ta. Ảnh: Hải Tiến.

Hội thảo thu hút nhiều chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng thảo luận về những khó khăn, thuận lợi trong phát triển nông nghiệp hữu cơ tại nước ta. Ảnh: Hải Tiến.

GS.TS Đào Thanh Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho biết, đến năm 2023, tất cả 63/63 tỉnh, thành trong nước đều đã xây dựng được mô hình sản xuất NNHC. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm NNHC của nước ta hiện đạt khoảng 335 triệu USD/ năm, đã có gần 1.000ha cây trồng các loại được các tổ chức nước ngoài chứng nhận đạt sản xuất hữu cơ. Điển hình như Công ty Quế hồi Vinasamex của Yên Bái, Công ty Ecolink và Công ty Hùng Cường, chè hữu cơ shan tuyết sản xuất tại Lào Cai và Hà Giang…

Đặc biệt, Tập đoàn TH với phương châm “Trân quý mẹ thiên nhiên”, “Vì sức khỏe cộng đồng” đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam thực hiện chuyển đổi đàn bò sữa sang chăn nuôi hữu cơ, sữa tươi TH True milk đã đạt các chứng nhận hữu cơ châu Âu. Cùng với đó, 95 sản phẩm rau, củ quả của Công ty Cổ phần Sản xuất và Cung ứng Rau quả sạch Quốc tế FVF thuộc Tập đoàn cũng đạt chứng nhận Organic của châu Âu và Mỹ.

Ông Nguyễn Tá, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Thái Nguyên cho hay, Thái Nguyên là nơi khởi phát và là địa phương có diện tích sản xuất NNHC lớn nhất toàn quốc. Đến hết năm 2023, riêng về áp dụng tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ, tỉnh đã thực hiện được gần 180ha, chủ yếu trên cây chè và cây nấm ăn, nấm dược liệu. Có được kết quả này là nhờ Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã có nghị quyết và quyết định về phê duyệt thực hiện Đề án “Phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó có ưu tiên kinh phí hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất NNHC, VietGAP và an toàn.

Các Đại Biểu Tham Quan Mô Hình Sản Xuất Chè Hữu Cơ Tại Htx Khe Cốc (Tức Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên). Ảnh: Hải Tiến.  

Các đại biểu tham quan mô hình sản xuất chè hữu cơ tại HTX Khe Cốc (Tức Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên). Ảnh: Hải Tiến.  

Tuy đạt được nhiều thành tựu nêu trên, TS Hoàng Thị Thủy, Trưởng phòng Trồng trọt (Chi cục Trồng trọt và BVTV Thái Nguyên) vẫn thẳng thắn nhìn nhận, sản xuất NNHC ở nước ta nói chung còn tồn tại nhiều bất cập như: Danh mục các loại vật tư đầu vào (phân bón, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc phòng trừ sâu bệnh) dùng cho sản xuất hữu cơ vẫn chưa được ban hành. Phí chứng nhận sản phẩm hữu cơ của tổ chức quốc tế quá cao, trong khi chứng nhận theo TCVN chưa chiếm được lòng tin của cộng đồng. Chưa hình thành được thị trường nông sản hữu cơ tại chỗ, chưa có cơ chế khuyến khích các nhà sản xuất chuyển đổi nông nghiệp thông thường sang sản xuất NNHC.

TS Nguyễn Trí Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên chỉ ra, sản xuất nông nghiệp thông minh thông qua các biện pháp kỹ thuật có tính đến sự phù hợp với đặc điểm tự nhiên và điều kiện sinh thái cây trồng cũng là một cách thích ứng với biến đổi của khí hậu.

TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cho rằng, sản xuất NNHC giúp giảm phát thải khí nhà kính, góp phần chống biến đổi khí hậu. Vì vậy, nhà nước cần sớm ban hành quy hoạch vùng sản xuất NNHC nhằm thu hút các nhà đầu tư sản xuất NNHC tập trung với diện tích lớn, giúp thuận lợi hơn cho công tác kiểm tra, giám sát, chứng nhận và bao tiêu sản phẩm, đẩy nhanh quá trình hình thành thị trường nông sản hữu cơ trong nước.

“Hiện nay nước ta đang tồn tại khá nhiều khái niệm về hữu cơ và VietGAP như: Nông nghiệp hữu cơ, sản xuất hướng hữu cơ, VietGAP, hướng VietGAP… khiến nhà nông và người tiêu dùng khó phân biệt để thực hiện sản xuất hoặc mua sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ”, TS Dinh nêu thực trạng.

Theo TS Trương Thị Ánh Tuyết (Đại học Nông lâm Thái Nguyên), những trao đổi về thành công và khó khăn trong phát triển NNHC tại hội thảo sẽ giúp “4 nhà” có thêm thông tin để xây dựng cơ chế, chính sách, lồng ghép thực hành với đào tạo và nghiên cứu, kết nối doanh nghiệp với nhà nông, nhà quản lý và nhà khoa học nhằm thúc đẩy sản xuất NNHC phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bài Viết Liên Quan